Camera IP được biết đến là một trong những thiết bị camera giám sát phổ biến hiện nay. Dòng sản phẩm hiện đại kết nối thông qua Internet cho phép người dùng có thể quản lý và giám sát ở bất kỳ đâu qua smartphone hoặc máy tính. Vậy camera IP là gì? Hãy cùng Camera Hanwha tìm hiểu tất cả những điều cần biết về dòng sản phẩm này trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu camera IP là gì?
Camera là trợ thủ đắc lực của con người trong việc đảm bảo an ninh, an toàn khu vực. Trong đó camera IP là dòng camera hiện đại được đa số người dùng và chuyên gia đánh giá cao. Trước tiên, Camera Hanwha sẽ giúp bạn hiểu rõ về sản phẩm này.
1.1. Định nghĩa camera IP
Camera IP là một loại camera giám sát được điều khiển và sử dụng thông qua mạng internet với hình ảnh truyền tải được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong thiết bị. Dòng thiết bị này được khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng bởi mỗi một camera sẽ có một địa chỉ IP riêng cho mạng Ethernet hoặc Fast Ethernet, đáp ứng nhu cầu an toàn bảo mật cho người dùng.
Trong đó, “IP” là viết tắt của cụm từ “Internet Protocol”, một giao thức truyền tải dữ liệu qua kết nối mạng. Do vậy, camera IP sẽ cắm trực tiếp vào mạng thông qua router thay vì phụ thuộc vào một máy tính để hoạt động. Theo đó, dữ liệu từ thiết bị sẽ được truyền qua mạng để người dùng có thể quan sát từ xa ở bất cứ đâu.
IP camera là loại camera hoạt động thông qua mạng internet
1.2. Đặc điểm chung về các loại camera IP
Như đã đề cập ở trên, mỗi sản phẩm sở hữu một địa chỉ IP độc lập. Thiết bị kết nối trực tiếp với mạng Ethernet hoặc Fast Ethernet mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ hệ thống nào để hoạt động.
Không giống với camera truyền thống, IP camera tích hợp tất cả hệ thống với CPU, hình ảnh thu được sẽ trực tiếp trình chiếu qua hệ thống mạng IP. Người dùng không cần kết nối với máy tính bàn mà vẫn có thể điều khiển, quan sát trên các thiết bị thông minh tiện dụng như smartphone hoặc laptop.
=> Xem thêm Camera Dome là gì? Nên lắp đặt Dome Camera ở đâu
Thiết bị sử dụng hai loại cảm biến là CMOS hoặc CCD hỗ trợ quản lý từ xa trên thiết bị máy chủ. Camera IP có thiết kế đa dạng với nhiều tính năng hiện đại, độc đáo như ngụy trang, hồng ngoại, mái vòm đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng thực tế. Hơn nữa, sản phẩm có giá thành hợp lý và hiệu quả sử dụng cao là lựa chọn thích hợp cho hầu hết khách hàng cần trang bị camera giám sát tại nhà, văn phòng, công xưởng,...
1.3. Camera IP có mấy loại?
Hiện nay trên thị trường, dòng IP camera được chia thành hai loại chính là: không dây và có dây.
- Camera IP không dây
Là thiết bị camera có tên gọi quen thuộc khác là camera wifi. Điểm nổi trội của loại sản phẩm này là việc lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng. Bạn chỉ cần xác định nơi đặt camera, sau đó cho thiết bị kết nối với wifi của bạn là có thể sử dụng ngay lập tức.
Hơn nữa, IP camera không dây có thiết kế nhỏ gọn không chiếm nhiều không gian diện tích, nên khi đặt ở bất kỳ đâu cũng không làm mất mỹ quan. Điều này còn giúp việc vận chuyển tiện lợi, không lo làm hư hỏng.
- Camera IP có dây
Với dòng có dây, thay vì kết nối với wifi, sản phẩm chỉ hoạt động khi cắm trực tiếp dây mạng hoặc cáp quang vào thiết bị. Tuy nhiên, với dây cáp sẽ cần lắp thêm bộ chuyển đổi tín hiệu mạng. Bạn có thể kết nối camera với mạng thông qua các bộ chia mạng phổ biến hiện nay như Switch, Hub,...
Khi sử dụng camera có dây bạn chỉ cần xác định IP của từng thiết bị và truy cập trực tiếp mà không cần đầu ghi. Đồng thời, việc thiết lập và lắp đặt cũng đơn giản và thuận tiện, bạn chỉ cần kết nối camera với router ADSL qua dây mạng là có thể dùng ngay.
1.4. Cách thức hoạt động
Về cách thức hoạt động, IP camera sẽ truyền video kỹ thuật số thu được qua kết nối ethernet hoặc wifi thay vì truyền qua dây cáp tới màn hình hay DVR. Trong đó, các phần cứng cần thiết để hỗ trợ truyền tải dữ liệu qua mạng đều được các nhà sản xuất tích hợp sẵn bên trong camera. Tùy thuộc từng mẫu mã, thương hiệu khác nhau mà sản phẩm này sẽ có thể kết nối được với thiết bị khác trên mạng để mang đến khả năng lưu trữ, phát trực tuyến video đã quay được.
Cũng giống như các dòng camera giám sát khác, IP camera cũng có khả năng ghi hình các hoạt động ở khu vực. Nhưng điều làm cho dòng sản phẩm này đặc biệt hơn là khả năng nén và truyền dữ liệu qua mạng. Vì vậy, để thiết bị hoạt động thì bạn cần có một hệ thống mạng.
Với hệ thống giám sát của doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn một camera IP, bạn vẫn có thể dễ dàng theo dõi và quản lý toàn bộ vì mỗi camera đều có một giao diện điều khiển và phương thức lưu trữ riêng được tích hợp sẵn. Khi này, bạn nên có thêm một NVR hoặc phần mềm quản lý video để quản lý tập trung camera hiện có.
Cách thức hoạt động của camera mạng
2. Ưu và nhược điểm của dòng camera IP
So với các dòng camera truyền thống, có thể thấy IP camera được người dùng hiện nay quan tâm và tin tưởng nhiều hơn. Cùng xem ưu và nhược điểm của dòng sản phẩm này để biết chúng có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không.
Ưu điểm:
- Phần cứng hiện đại hơn: Loại bỏ hầu hết các phần cứng lỗi thời của camera truyền thống như đầu thu video, màn hình CCTV, thiết bị chuyển mạch. Thay vào đó, dòng IP camera sử dụng các phần mềm NVR mạnh mẽ hơn.
- Hình ảnh có độ phân giải cao: Thiết bị cung cấp hình ảnh, video chất lượng sắc nét hơn camera analog. Điều này do camera có khả năng chụp hình và lưu trữ ngay lập tức, sau đó chuyển đổi video thành luồng dữ liệu số trước khi truyền. Tín hiệu số này đảm bảo chất lượng hình ảnh không bị giảm xuống theo thời gian, khoảng cách.
- Khả năng quan sát từ xa: Công nghệ Internet Protocol ứng dụng vào camera để người dùng xem, quản lý camera giám sát từ bất cứ đâu. Mỗi thiết bị có một địa chỉ IP duy nhất nên coi như là một thiết bị mạng độc lập. Do vậy, bạn có thể truy cập camera từ mạng nội bộ hoặc qua internet.
- Lắp đặt dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Chi phí: Chi phí cao hơn camera thông thường. Tuy nhiên trên thị trường cũng có rất nhiều thương hiệu sản xuất dòng sản phẩm này với giá thành đa dạng phù hợp với từng điều kiện ngân sách người dùng.
- Kết nối mạng: Vì là thiết bị camera mạng nên hoạt động chủ yếu qua kết nối internet nên đòi hỏi đường truyền mạng cần phải luôn ổn định, lưu lượng mạng cao.
- Rủi ro an ninh mạng: Nếu không được bảo mật kỹ càng, camera có thể bị tấn công thông qua internet.
3. Hệ thống camera IP gồm những gì?
Tùy vào quy mô hệ thống camera giám sát của bạn là hệ thống đơn giản hay chuyên nghiệp sẽ cần những thành phần khác nhau. Những thành phần đó đều đóng vai trò quan trọng, riêng biệt để thực hiện thu phát, truyền tải video đã quay được.
3.1. Hệ thống đơn giản
Mô hình hệ thống đơn giản, chỉ cần thực hiện nhiệm vụ thu và truyền hình ảnh video mà không cần phải lưu trữ trong thời gian dài. Với hệ thống này, thường gồm một hoặc một vài camera IP giám sát cho khu vực nhỏ. Thành phần để xây dựng hệ thống này bao gồm:
- Camera internet protocol (IP) có hỗ trợ thẻ nhớ: Dùng để ghi lại hình ảnh ở vị trí giám sát và truyền dữ liệu vào thẻ nhớ.
- Thẻ nhớ: Lưu trữ hình ảnh thu được. Tuy nhiên với hệ thống giám sát đơn giản này dung lượng thẻ nhớ không cần quá lớn.
- Bộ đổi nguồn: Giúp chuyển nguồn điện từ dòng xoay chiều 220V về một chiều có điện áp phù hợp với thiết bị của bạn.
- Dây mạng: Là thiết bị cần thiết để kết nối internet giúp camera hoạt động. Nhiệm vụ chính là truyền mạng từ modem hoặc chuyển mạch đến thiết bị.
- Nguồn điện: Cung cấp điện năng cho hệ thống hoạt động.
3.2. Hệ thống chuyên nghiệp
Hệ thống giám sát chuyên nghiệp yêu cầu khả năng giám sát một khu vực lớn, lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài cùng với các tác vụ quản lý nâng cao khác. Để làm được điều đó, hệ thống cần nhiều thành phần hơn kết hợp với nhau:
- Các IP camera: Ghi hình ở khu vực rộng lớn nên cần nhiều camera hơn so với hệ thống đơn giản.
- Đầu ghi hình: Là nơi chứa các dữ liệu được truyền về, dùng để quản lý tập trung các thiết bị camera. Thông thường đầu ghi hình có 5 loại cổng nhận, truyền tín hiệu: video input - output, audio input - output và cổng quang Rj45.
- Ổ cứng chuyên dụng: Tương tự thẻ nhớ, ổ cứng có vai trò lưu trữ hình ảnh, video ghi được nhưng có dung lượng lớn hơn. Ổ cứng có dung lượng càng lớn thì khả năng lưu trữ càng cao, thời gian lưu trữ càng dài.
- Cáp mạng hoặc điểm truy cập (Access Point): Lựa chọn tùy thuộc IP camera có dây hoặc không dây, nhưng chúng đều giúp truyền tín hiệu về hệ thống thông qua kết nối internet.
- Router: Dùng để quản lý các thiết bị kết nối mạng trong hệ thống như đầu ghi NVR và các camera.
- Micro tích hợp: Giúp ghi lại âm thanh ở các vị trí camera quan sát, sau đó truyền về hệ thống xử lý.
- Loa: Phát tín hiệu âm thanh đến khu vực lắp đặt mà người dùng mong muốn.
- Nguồn điện: Cung cấp điện năng phù hợp để các thiết bị hoạt động.
Thiết bị cần có của hệ thống camera chuyên nghiệp
4. Hướng dẫn các bước lắp đặt cơ bản
Thực hiện lắp đặt hệ thống IP camera không quá phức tạp, tuy nhiên bạn cũng cần xác định sơ lược về sơ đồ lắp đặt gồm vị trí đặt camera, cách đi dây điện và đường truyền mạng giữa các thiết bị để khi tiến hành sẽ dễ dàng hơn.
Dưới đây là hướng dẫn các bước lắp đặt cơ bản mà chúng tôi gợi ý đến bạn:
Bước 1: Chọn vị trí đặt thiết bị
Nên lắp đặt các camera ở những vị trí thuận tiện quan sát, ghi hình rõ nét ở những khu vực rộng. Đồng thời chỉ nên lắp đặt ở những vị trí cần thiết để tránh lãng phí. Khi lựa chọn vị trí cho camera cần lưu ý một số điểm sau:
- Đặt ở vị trí cao, góc quan sát thông thoáng ghi hình được toàn cảnh, không bị che khuất bởi cây cối, vật dụng khác.
- Tránh các góc ngược sáng, đèn hoặc ánh sáng chiếu vào trực tiếp.
- Nên chọn vị trí ít khói bụi, tránh độ ẩm cao.
- Nên lắp thêm mái che cho camera để giữ tuổi thọ sử dụng sản phẩm.
- Ngoài ra, cần lưu ý vị trí lắp đặt đầu ghi để kết nối internet dễ dàng và thuận tiện kết nối với tivi, màn hình giám sát.
Trường hợp lựa chọn hệ thống camera không dây trực tuyến thì không cần thiết sử dụng đầu ghi và màn hình hiển thị.
Bước 2: Xác định đường đi dây nguồn và tín hiệu
Thông thường có hai cách để kết nối nguồn và tín hiệu là qua hệ thống PoE hoặc qua switch chuyển đổi. Với PoE, bạn chỉ cần gắn mỗi camera với một dây cáp mạng và các dây tín hiệu về một vị trí. Trong đó, các dây tín hiệu được bấm đầu Rj45. Có thể chia thành các khu vực quản lý nếu phạm vi giám sát lớn.
Còn với kết nối nguồn và tín hiệu sử dụng chuyển mạch thường thì bạn cần đi hai dây từ nơi tập trung thiết bị chuyển mạch mạng đến từng camera. Sau đó, các switch này sẽ kết nối với hệ thống mạng LAN để cung cấp mạng cho camera hoạt động.
Bước 3: Kết nối nguồn điện và cáp mạng
- Khi dùng chuyển mạch PoE: một đầu cắm vào bộ nối PoE của camera, các đầu Rj45 vào Switch đúng cổng. Cần đảm bảo rằng mỗi camera của bạn đều có hai dây là một dây nguồn và một dây tín hiệu.
- Khi dùng nguồn rời: Kết nối nguồn trực tiếp cho mỗi camera tại vị trí lắp đặt hoặc qua nguồn tổng ở vị trí đặt chuyển mạch mạng.
Thực hiện kết nối nguồn và tín hiệu cần phải đảm bảo rằng các đầu nối chắc chắn, không ẩm ướt. Đồng thời, mỗi camera và thiết bị kèm theo đều được kết nối với nguồn điện và mạng nội bộ.
Bước 4: Cài đặt đầu ghi
Đầu ghi sẽ kết nối trực tiếp với màn hình tivi giám sát hoặc màn hình máy tính. Đăng nhập vào đầu ghi và thực hiện cài đặt IP tĩnh cho thiết bị. Sau đó, bạn cần lần lượt thêm các địa chỉ IP của camera vào trong hệ thống để có thể quản lý qua phần mềm chuyên dụng.
Bước 5: Thiết lập camera mạng
Sau khi lắp đặt xong camera mạng và các thiết bị cần thiết, chúng ta tiến hành thiết lập các thông số cơ bản như: thời gian, độ phân giải, chế độ ghi hình, màu sắc, tên đăng nhập và mật khẩu,... Ngoài ra, để quản lý dễ dàng hơn, bạn nên lựa chọn cài đặt phần mềm quản lý tập trung.
Cần lưu ý, trước khi sử dụng mọi camera phải được đổi tên đăng nhập/ mật khẩu để tránh trường hợp mất cắp dữ liệu.
Như vậy, trên đây là tất cả thông tin những điều cần biết về camera IP mà DNG Corp - Đơn vị chuyên phân phối camera Hanwha muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, lắp đặt camera từ các thương hiệu lớn như Hanwha hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 959 796/ 0988 712 159.
0 Bình luận