Camerahanwha

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ hay nhà xưởng,... vấn đề an ninh luôn là sự ưu tiên hàng đầu của nhà quản lý. Đặc biệt, tình trạng trộm cắp, bạo lực,... bất ngờ xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại rất lớn đối với con người và tài sản tại đây. Do vậy, việc sở hữu một hệ thống camera giám sát chính là giải pháp tối ưu sẽ giúp hạn chế những mối đe dọa này. Cùng Camera Hanwha tìm hiểu trong bài viết này cách thiết kế hệ thống camera giám sát đạt chuẩn. 

1. Ưu và nhược điểm của hệ thống camera giám sát

Hệ thống giám sát là mạng lưới các camera và các thiết bị mạng liên kết với nhau để giám sát mọi hoạt động diễn ra trong khu vực. Và khi xảy ra các hành vi đáng ngờ hay sai phạm, những cảnh quay đã được camera ghi lại có thể dụng để làm bằng chứng cho cơ quan chức năng xem xét, thực thi pháp luật. Sau đây là ưu và nhược điểm của hệ thống giám sát mà Camera Hanwha tổng hợp lại cho bạn. 

1.1. Ưu điểm

Tăng cường an toàn và bảo mật: Hệ thống camera giám sát hoạt động như đôi mắt thần theo dõi cơ sở của bạn liên tục suốt ngày đêm. Chúng chính là công cụ mạnh mẽ để răn đe tội phạm tiềm ẩn, giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản và sự an toàn của toàn bộ nhân viên. 

Nâng cao năng suất công việc: Hệ thống giúp chủ doanh nghiệp theo dõi hoạt động tại văn phòng công ty, dây chuyền sản xuất một cách dễ dàng. Nhân sự trong doanh nghiệp sẽ tập trung làm việc hiệu quả hơn khi biết rằng hiệu suất của họ luôn được giám sát, nhờ đó năng suất công việc tăng lên đáng kể.   

Hệ thống camera giám sát hoạt động như đôi mắt thần theo dõi liên tục

Cung cấp bằng chứng có giá trị: Các thông tin trực quan thu được từ các thiết bị camera trong hệ thống sẽ là dữ liệu quan trọng hỗ trợ giải quyết các tranh chấp. Những thông tin đó giúp người dùng xác nhận được sự kiện và cung cấp bằng chứng cho các tình huống pháp lý. 

Cải thiện quy trình vận hành: Ngoài đảm bảo an ninh, hệ thống giám sát còn cung cấp các dữ liệu độc đáo về hoạt động kinh doanh, sản xuất hằng ngày của doanh nghiệp. Dữ liệu giúp xác định tình trạng vận hành doanh nghiệp có hiệu quả hay không để đưa ra các phương án tối ưu hóa. 

1.2. Nhược điểm

Mặc dù hệ thống này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng người dùng cũng cần hiểu được những thách thức để có những biện pháp phù hợp giúp chúng hoạt động hiệu quả.

Quyền riêng tư: Một thách thức lớn khi triển khai hệ thống camera là đảm bảo cân bằng giữa bảo mật và quyền riêng tư cá nhân. Cần chắc chắn rằng hệ thống của bạn không xâm phạm quyền riêng tư của bất cứ ai khi thiết lập giám sát.

=> Xem thêm Lựa chọn camera giám sát văn phòng hoàn hảo cho doanh nghiệp

Phục vào kết nối Internet: Hầu hết các hệ thống an ninh giám sát đều cần có kết nối internet ổn định. Nếu mạng chậm hoặc bị gián đoạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chúng.

Chi phí bảo trì: Ngoài chi phí đầu tư các thiết bị để xây dựng hệ thống, chi phí bảo trì và nâng cấp theo thời gian cũng là yếu tố cần cân nhắc của nhà quản lý. Vì vậy nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để có sản phẩm chất lượng, hạn chế hỏng hóc cũng như mức giá ưu đãi.

Sự cố kỹ thuật: Là một giải pháp công nghệ, nên hệ thống có thể sẽ gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, điều cần thiết là khi lựa chọn sản phẩm nên là sản phẩm chính hãng để có thể nhận được giải quyết kịp thời từ thương hiệu khi có sự cố.

2. Các thành phần của hệ thống camera giám sát

Hệ thống camera giám sát gồm những gì? Một hệ thống an ninh gồm một số thành phần tích hợp hoạt động song song với nhau để cung cấp cho người dùng khả năng giám sát hiệu quả. Hiểu được các thiết bị cần có sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt khi xây dựng giải pháp giám sát. 

  • Camera an ninh

Thiết bị chính của bất kỳ hệ thống an ninh nào là camera an ninh. Camera giám sát có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau. Các loại camera hiện đại ngày nay cũng cung cấp các tính năng nâng cao như nhìn ban đêm, phát hiện chuyển động,... để tăng cường khả năng giám sát. Ngoài ra, tùy chọn giữa hai loại camera có dây hoặc không dây để làm tăng thêm tính linh hoạt cho hệ thống. 

Camera an ninh thiết bị chính của bất kỳ hệ thống an ninh nào

  • Thiết bị đầu ghi

Đầu ghi kỹ thuật số (DVR) hoặc đầu ghi hình mạng (NVR) đóng vai trò trung tâm trong việc lưu trữ các cảnh quay do camera ghi lại. DVR thường được sử dụng với dòng camera analog, trong khi NVR được sử dụng với camera IP. Các thiết bị đầu ghi giúp lưu trữ cảnh quay trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời người dùng có thêm xem lại khi cần. 

  • Màn hình hiển thị

Màn hình được dùng để xem lại hình ảnh được ghi lại theo thời gian thực. Chúng có nhiều kích cỡ, độ phân giải khác nhau và thường được lắp đặt trong phòng giám sát tập trung của doanh nghiệp. Hệ thống hiện đại còn cho phép nhà quản lý giám sát từ xa trên điện thoại thông minh hoặc laptop, mang lại sự linh hoạt và khả năng giám sát cao hơn.

  • Thiết bị mạng

Trong một hệ thống an ninh giám sát, thiết bị mạng như bộ định tuyến, bộ chuyển mạch và dây cáp mạng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị camera, đầu ghi và màn hình. Thiết bị này cần phải lựa chọn thương hiệu uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và bảo mật dữ liệu truyền đi. 

  • Phần mềm giám sát

Phần mềm giám sát có nhiệm vụ cung cấp giao diện để người dùng tương tác với hệ thống. Nó cho phép cấu hình camera, cài đặt ghi hình và xem cảnh quay trực tiếp. Một số phần mềm quản lý tiên tiến cho khả năng phân tích nâng cao trên nền tảng AI thông minh để xác định, cảnh báo các sự kiện hoặc bất thường. 

  • Phụ kiện

Những phụ kiện đi kèm như giá đỡ, vỏ bảo vệ, nguồn điện là điều cần thiết khi lắp đặt và vận hành. Các phụ kiện này đảm bảo camera và các thiết bị khác được lắp đặt an toàn và được bảo vệ khỏi các điều kiện môi trường.

  • Các biện pháp an ninh mạng

Vì nhiều hệ thống giám sát hiện đại được kết nối với Internet nên việc triển khai các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ là rất quan trọng để bảo vệ hệ thống khỏi sự truy cập trái phép và các mối đe dọa mạng.

=> Xem thêm Camera nhận diện biển số: Lợi ích, ứng dụng và gợi ý lựa chọn

3. Những loại camera nào sử dụng trong hệ thống

Có nhiều loại camera có thể được sử dụng cho hệ thống an ninh. Tuy nhiên, các tùy chọn camera nào của bạn cũng thuộc một trong hai loại camera là analog hoặc IP.

  • Camera analog: Là dòng camera truyền thống yêu cầu kết nối qua cáp đồng trục cho từng thiết bị với đầu ghi DVR và cần dây cấp nguồn riêng. Để đảm bảo cảnh quay chất lượng ổn định, camera cần phải được đặt gần DVR. Tầm nhìn của chúng thường nhỏ hơn camera IP, nghĩa là có thể cần nhiều camera hơn để bao phủ cùng một không gian mà một camera IP có thể bao phủ. Tuy nhiên, chúng sẽ không chiếm bất kỳ băng thông mạng nào của bạn không như camera IP.
  • Camera IP: Là camera sử dụng giao thức Internet, cho hình ảnh có độ phân giải cao và rõ nét hơn nhiều so với dòng analog. Chúng kết nối với NVR thông qua bộ chuyển mạch cấp nguồn qua ethernet (POE) và chỉ cần một cáp để kết nối với cả NVR và nguồn điện. 

Camera IP không cần phải để gần NVR mà vẫn cho hình ảnh chất lượng cao dù phóng to chi tiết. Hơn nữa, chúng có phạm vi quan sát rộng hơn và nhiều tính năng đặc biệt bổ sung như phát hiện chuyển động, nhận dạng đối tượng và các tùy chọn công nghệ thông minh. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng sản phẩm này là giá thành đắt hơn và chiếm băng thông từ mạng, chúng cũng yêu cầu nhiều dung lượng lưu trữ hơn analog. 

Sau đây là một số loại thiết bị camera chuyên dụng:

  • Camera vòm: Phổ biến nhất cho mục đích giám sát cơ bản trong nhà hoặc ngoài trời. Camera vòm sẽ ngăn không cho tội phạm biết camera đang hướng về phía nào.
  • Camera PTZ: Loại camera này cho phép người giám sát chủ động di chuyển thiết bị quay sang trái, phải, lên hoặc xuống, phóng to hoặc thu nhỏ ống kính.
  • Camera Bullet: Có hình trụ dài, hiệu quả nhất khi sử dụng ngoài trời vì chúng cung cấp chế độ quan sát rõ nét từ xa.
  • Camera hồng ngoại: Được sử dụng phổ biến tại sân bay, cảng biển và các cơ sở hạ tầng quan trọng. Camera hồng ngoại có thể cung cấp khả năng giám sát chất lượng 24 giờ bất kể thời gian trong ngày và trong mọi điều kiện ánh sáng.
  • Camera ANPR/LPR: Camera nhận dạng biển số xe là loại camera chuyên dụng có khả năng đọc và lưu trữ dữ liệu về biển số xe.

4. Những mô hình hệ thống giám sát phổ biến

Thực tế có rất nhiều mô hình giám sát được triển khai. Mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng và được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số mô hình phổ biến thường gặp.

4.1. Mô hình hệ thống cơ bản

Mô hình cơ bản được sử dụng ở nhiều công trình hiện nay, chỉ gồm các thiết bị quan trọng để giám sát cho khu vực quy mô nhỏ như hộ gia đình, văn phòng nhỏ,... Hệ thống gồm các thiết bị giám sát được đặt ở một số vị trí quan trọng trong khu vực, sau đó gửi lại hình ảnh ghi lại về trung tâm quan sát. 

Tùy vào mục đích quan sát tại các vị trí, người dùng sẽ lựa chọn loại camera phù hợp như camera dome cố định lắp trong nhà, camera bullet lắp ở bãi đỗ xe, camera hồng ngoại để giám sát ban đêm,... Còn trung tâm giám sát sẽ gồm đầu ghi và màn hình có nhiệm vụ nhận tín hiệu truyền về và phát lại cho nhà quản lý theo dõi. 

4.2. Mô hình kết hợp

Mô hình hệ thống kết hợp sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng hơn. Trong đó, các loại camera cố định, PTZ, hồng ngoại,... được điều khiển bởi bàn điều khiển để giúp người dùng quan sát phạm vi cần theo dõi được rộng hơn. Các dữ liệu nhận được từ camera sẽ truyền về thiết bị đầu ghi để theo dõi, xem lại và sao lưu dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi chúng qua mạng LAN hoặc Internet thuận tiện, linh hoạt hơn cho việc kiểm soát khu vực doanh nghiệp. Mô hình kết hợp bao gồm tích hợp các hệ thống cảnh báo khác như báo cháy, báo động,...

4.3. Mô hình tích hợp công nghệ cao

Đây là kiểu mô hình tích hợp nhiều thiết bị hiện đại giúp việc giám sát an ninh hiệu quả và quản lý dễ dàng hơn qua mạng. Hệ thống này có khả năng mở rộng dung lượng bộ nhớ để tăng thêm khả năng ghi hình bằng việc tích hợp thiết bị ổ cứng bên ngoài, sao lưu qua thiết bị lưu trữ số USB hoặc thẻ nhớ. Đồng thời, để tăng cường an toàn cho doanh nghiệp, mô hình là sự tích hợp hệ thống camera cùng với hệ thống cảnh báo thông minh như báo cháy, chống trộm,...

4.4. Mô hình camera IP

Hệ thống camera IP là mô hình giám sát hiện đại được sử dụng nhất hiện nay. Mô hình này có độ linh hoạt cao, cho phép người dùng tùy chỉnh các cài đặt cấu hình thiết bị, cách thức hoạt động như kiểu quay, thông số hình ảnh,...

Hệ thống gồm các camera IP được lắp đặt tại các vị trí quan trọng. Tín hiệu hình ảnh quay được sẽ truyền qua modem và lưu trữ tại máy tính. Nhà quản lý có thể quan sát mọi hoạt động cũng như sao lưu dữ liệu tại bất cứ nơi nào, chỉ cần có internet. 

Hệ thống camera IP là mô hình giám sát hiện đại

5. Tiêu chuẩn khi xây dựng hệ thống camera giám sát

Để đảm bảo hệ thống an ninh của bạn hoạt động ổn định, hiệu quả, khi triển khai thiết kế, xây dựng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Tương tích kỹ thuật

Các thiết bị lựa chọn để lắp đặt cho hệ thống phải có sự tương thích về mặt thông số kỹ thuật và công nghệ với nhau. Ví dụ như:

  • Camera có độ phân giải hình ảnh 4K FullHD thì đầu ghi kết nối phải có khả năng xử lý loại hình ảnh như vậy.
  • Camera kết hợp mic và loa thì đầu ghi cần phải có tính năng hỗ trợ âm thanh.
  • Camera analog hoặc IP được kết nối với đầu ghi có công nghệ tương ứng. 
  • Phương pháp lắp đặt

Phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc khu vực giám sát, yêu cầu và mục đích sử dụng khác nhau để thay đổi phương pháp lắp đặt sao cho phù hợp. Muốn có phương án tốt nhất thì người thiết kế cần phải trực tiếp khảo sát thực tế công trình, cân nhắc các vị trí đặt thiết bị, cách đi dây phù hợp. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm trong vấn đề này, có thể liên hệ với các đơn vị thi công chuyên nghiệp.  

  • Chi phí đầu tư

Khi tiến hành triển khai một hệ thống camera giám sát an ninh, bạn cần tuân thủ tiêu chuẩn về tối ưu chi phí đầu tư. Hạn chế sử dụng thiết bị, đường dây kết nối không cần thiết. Đồng thời xem xét về chi phí mua, bảo trì bảo dưỡng và mở rộng sau này. 

  • Thẩm mỹ

Các thiết bị, đi dây cần phải khoa học, gọn gàng không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian doanh nghiệp. Tình trạng khi xây dựng giải pháp an ninh thường gặp phải là camera đặt lộ thiên làm mất thẩm mỹ, các đường dây phức tạp, lằng nhằng khắp nơi. Đây là những lỗi thiết kế cần tránh. 

6. Các bước triển khai hệ thống đạt chuẩn

Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, bạn cần đáp ứng các bước thực hiện sau để việc thi công và vận hành hệ thống được dễ dàng, đạt hiệu năng sử dụng tốt nhất.

  • Bước 1: Khảo sát công trình lắp đặt

Công trình văn phòng, siêu thị, nhà xưởng, giao thông công cộng,... đều có những yêu cầu và đặc điểm khác nhau khi lắp đặt hệ thống giám sát an ninh. Bởi, mỗi khu vực có thiết kế, cấu trúc khác nhau. Do vậy, để xây dựng một hệ thống đạt chuẩn, bước đầu tiên bắt buộc người triển khai phải đi khảo sát công trình thực tế.

Một số thông tin quan trọng cần thu được sau khi khảo sát:

- Hệ thống lắp đặt cho công trình nào, mục đích sử dụng như thế nào?

- Các vị trí trọng yếu của công trình cần lắp đặt camera

- Tính khả thi khi lắp đặt các thiết bị camera, cũng như kết nối với các thiết bị khác trong hệ thống, và các hệ thống cảnh báo khác.

- Công trình có đặc điểm nào ảnh hưởng đặc biệt đến hệ thống không?

- …

  • Bước 2: Xác định các vị trí đặt camera

Sau khi tiến hành khảo sát, bạn cần liệt kê các vị trí cần đặt camera. Bạn không nên lắp đặt ở tất cả vị trí vì như thế sẽ gây lãng phí tài nguyên doanh nghiệp. Ví dụ một số vị trí trọng yếu tại các công trình cụ thể như:

- Vị trí thường lắp camera trong hệ thống camera gia đình, nhà ở, văn phòng: cửa ra/ vào, bãi đỗ xe, phòng khách/ phòng họp, cầu thang, sân vườn/ hành lang,...

- Vị trí thường lắp camera trong hệ thống camera giám sát giao thông: các ngã tư, nút giao, dọc tuyến đường đông đúc, khu vực hầm chui, đường sắt,... Thông thường camera sẽ gắn trên cột đèn giao thông hoặc cầu vượt. 

- Vị trí thường lắp camera trong hệ thống camera ở siêu thị, cửa hàng: bãi đỗ xe của khách và nhân viên, cửa ra vào, quầy thu ngân, kho chứa đồ, quầy hàng quan trọng,...

- Vị trí thường lắp camera trong hệ thống camera nhà xưởng: cửa ra vào, kho chứa, bãi xe, rải rác trong xưởng để tập trung theo dõi dây chuyền sản xuất hoặc máy móc quan trọng,...

Cần xác định vị trí trọng yếu lắp đặt camera

  • Bước 3: Phác họa chi tiết sơ đồ hệ thống

Khi đã xác định được cấu trúc công trình và các vị trí lắp đặt camera, bước tiếp theo bạn cần làm là phác thảo sơ đồ xây dựng hệ thống. Sơ đồ này cần thể hiện rõ vị trí của các thiết bị, phương án đi dây và vai trò của từng đường dây. Sơ đồ càng chi tiết thì việc thi công càng dễ dàng. 

  • Bước 4: Lắp đặt thiết bị và đi dây theo bản thiết kế

Tiến hành lắp đặt dựa trên sơ đồ chi tiết đã vẽ ở bước trên. Cần lắp đặt cẩn thận, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định. 

  • Bước 5: Kiểm tra 

Sau khi lắp đặt xong, bạn cần kiểm tra lại khả năng hoạt động của hệ thống. Một hệ thống đạt chuẩn, vận hành ổn định khi:

- Tất cả các camera, thiết bị đi kèm đều hoạt động tốt, truyền dữ liệu liên tục qua đầu ghi và phần mềm giám sát.

- Hình ảnh ghi lại rõ nét, không bị che khuất và được trình chiếu rõ ràng trên màn hình theo dõi.

- Cho phép người dùng truy cập hệ thống qua điện thoại, laptop bằng tài khoản/ mật khẩu.

- Cho phép lưu trữ, truy xuất dễ dàng. 

  • Bước 6: Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ

Để hệ thống luôn hoạt động ổn định, bạn nên bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cả phần cứng và phần mềm. Về phần cứng, các thiết bị và dây nối cần vệ sinh và xử lý nếu có sự cố phát sinh. Phần mềm cần kiểm tra các dữ liệu lưu trữ trong ổ cứng, phương án lưu trữ dự phòng, cập nhật phần mềm nếu có. 

Trên đây là thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về cách thiết kế hệ thống camera giám sát đạt chuẩn mà DNG Corp - phân phối camera Hanwha Vision chính hãng mang đến cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ qua hotline 0983 959 796/ 0988 712 159. 

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




Scroll To Top

CẤU HÌNH NGOÀI GIAO DIỆN
Float header
Float topbar
Mặc định Hộp rộng Hộp thường
zalo